Thời tiết thay đổi chuyển vào mùa mưa luôn tạo điều kiện cho các vi khuẩn phát triển mạnh. Vì vậy mùa mưa được coi là thời điểm lý tưởng cho nhiều dịch bệnh bùng phát đặc biệt là ở trẻ em. Để kịp thời phòng ngừa và chăm sóc tốt cho bé yêu, cha mẹ cần phải lưu ý những bệnh trẻ dễ mắc vào mùa mưa dưới đây:
Sốt xuất huyết : (Được xem là bệnh nguy hiểm nhất bé dễ mắc phải vào mùa mưa)
Mùa mưa là mùa muỗi sinh sản nhiều nhất, trong đó thủ phảm chính gây ra bệnh sốt xuất huyết là muỗi vằn. Không khí ẩm ướt và thiếu ánh sang chính là điều kiện để muỗi sinh sôi mạnh vì vậy sẽ gây ra dịch trong mùa mưa. Muỗi vằn truyền trực tiếp vi khuẩn gây bệnh sang những đối tượng khỏe mạnh.
Bệnh xuất huyết thường gặp ở trẻ em dưới 10 tuổi không những thế người lớn cũng có nguy cơ nhiễm bệnh rất cao. Bệnh lý này cũng chưa có vắc xin phòng ngừa và thuốc đặc trị. Điều đáng buồn là vào mùa dịch, nhiều trẻ em có thể bị tử vong nếu công tác điều trị của bệnh viện bị quá tải, không kịp chữa cho các em.
Diệt lăng quăng xung quanh nhà và thu hẹp môi trường sinh sản của muỗi bằng cách loại bỏ các nơi chứa/đọng nước ko cần thiết, sử dụng các phương pháp diệt và đuổi muỗi như thuốc xịt muỗi (nên chọn loại an toàn không ảnh hưởng đến sức khỏe), sử dụng tinh dầu đuổi muỗi, vợt bắt muỗi… Cho trẻ mặc quần áo dài, thoa kem chống muỗi, tinh dầu đuổi muỗi và mắc màn khi ngủ là những cách cơ bản làm giảm nguy cơ mắc bệnh sốt xuất huyết ở trẻ.
Tay chân miệng:
Bệnh lý này thường xảy ra nhiều nhất ở lứa tuổi dưới 5 và dễ bùng phát thành dịch vì khả năng lây lan nhanh. Nước bọt, chất dịch từ mũi hay phân, nước tiểu là những con đường lây bệnh từ người này sang người khác.
Rửa tay là cách phòng ngừa bệnh hiệu quả nhất
Bệnh tay chân miệng hiện vẫn chưa có vắc xin cũng như thuốc đặc trị nên phòng ngừa bệnh được xem là phương pháp ưu tiên nhất. Giáo dục cho trẻ thói quen rửa tay sạch với xà phòng thường xuyên, đặc biệt là trước khi ăn. Tránh để bé ngậm đồ chơi vào miệng và ăn các loại thức ăn sống. Khi phát hiện trẻ mắc bệnh phải nhanh chóng cách ly để tránh lây sang các bé đang khỏe mạnh khác.
Các bệnh về tiêu hóa:
Các vi sinh vật phát triển mạnh trong không khí ẩm ướt mùa mưa dễ làm thức ăn bị hư hỏng. Khi các bé không biết, hay cha mẹ thiếu cẩn thận để bé ăn phải sẽ dẫn tới các triệu chứng rối loạn tiêu hóa. Tiêu chảy là trường hợp thường xuyên xảy ra nhất. Vì vậy cha mẹ nên lưu ý cho trẻ ăn đồ ăn đã được nấu chín và uống nước đã đun sôi để nguội để phòng ngừa các bệnh tiêu hóa. Ngoài ra cũng phải tập thói quen cho trẻ rửa tay trước ăn uống hoặc sau khi đi vệ sinh. Khi bé mắc phải cần đưa bé đi chữa trị bác sĩ kịp thời và giữ ấm phần bụng cho bé bằng dầu. Bệnh tiêu chảy là bệnh hoàn toàn có thể phòng ngừa cho trẻ nếu như giữ gìn vệ sinh tốt.
Bệnh hô hấp:
Thời tiết thất thường, nhiệt độ thay đổi, vi khuẩn & vi rút phát triển gây ra rất nhiều bệnh lý hô hấp cho các bé với sức đề kháng còn yếu. Các bệnh hô hấp thường gặp ở trẻ như: Cảm mạo, viêm mũi dị ứng, viêm amiđan, viêm họng cấp, viêm xoang, viêm phế quản, bệnh hen suyễn…
Con đường lây lan của hầu hết các bệnh hô hấp là qua không khí do đó cha mẹ cần lưu ý cho trẻ đeo khẩu trang khi tiếp xúc với môi trường đông người. Giữ môi trường xung quang nơi ở thoáng máng, tránh tù túng, hạn chế cho trẻ tiếp xúc khói bụi ô nhiễm. Tập cho bé thói quen rửa tay thường xuyên, rèn luyện thể dục hàng ngày có thể phòng ngừa nhiều bệnh hô hấp ở trẻ. Cha mẹ cần xây dựng cho bé một chế độ bổ sung dinh dưỡng đầy đủ giúp bé tăng cường sức đề kháng. Giữ ấm lòng ngực, bàn tay và bàn chân cho bé khi đi ngủ bằng dầu nóng cũng là phương pháp hiệu quả được khuyên dùng. Cha mẹ cần tránh cho bé nhiễm lạnh do mưa, không nên nằm ngủ trong phòng máy lạnh kéo dài hay để quạt suốt đêm.
* Lưu ý: Khi trẻ đang sốt cao liên tục, đột nhiên nhiệt độ hạ thấp, lờ đờ, chân tay lạnh là biểu hiện của sốc cần được xử trí cấp cứu kịp thời. Cha mẹ nên theo dõi và đi khám bệnh sớm, tránh để bệnh tiến triển gây biến chứng nguy hiểm.