Ung thư buồng trứng có những triệu chứng như đau bụng, sưng phù, đau lưng dưới, đau xương chậu, mau mất sức… đó là những hiện tượng sinh lý khá phổ biến ở đa số phụ nữ. Tuy nhiên tần xuất của những cơn đau này chính là dấu hiệu báo trước bệnh ung thư buồng trứng.
Các phụ nữ bị ung thư buồng trứng cho biết những cơn đau trên xảy ra liên tục. Những cơn đầy hơi, chứng khó tiêu, nôn mửa và những thay đổi khác trong quá trình tiêu hóa, đặc biệt là tại vùng bụng cũng là những dấu hiệu đáng quan tâm.
Các bác sĩ cũng khuyến cáo phụ nữ nên đến phòng khám chuyên khoa nếu họ thấy đau rát trong lúc quan hệ tình dục kèm theo những cơn mệt mỏi và xuất huyết liên tục ở cơ quan sinh dục.
Bệnh ung thư có thể bắt nguồn từ bộ phận khác trong cơ thể nhưng nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học tại Viện Ung thư Dana-Farber (Boston, Mỹ) cho thấy nguồn gốc của bệnh này là ở các mô trong vòi trứng (vòi trứng là đường ống mà trứng sẽ từ buồng trứng đến được tử cung).
Phòng bệnh ung thư buồng trứng
1. Uống thuốc tránh thai
Phụ nữ dùng thuốc uống tránh thai trong 3 năm hoặc hơn nữa giảm nguy cơ ung thư buồng trứng của họ tới 30-50%.
Mang thai và cho con bú: có con ít nhất một lần giảm nguy cơ ung thư buồng trứng. Cho con bú trong một năm hoặc lâu hơn cũng làm giảm nguy cơ ung thư buồng trứng.
2. Thắt ống dẫn trứng hoặc cắt tử cung
Phụ nữ có nguy cơ rất cao phát triển ung thư buồng trứng có thể lựa chọn cắt bỏ buồng trứng như một cách phòng bệnh. Tuy nhiên cắt buồng trứng phòng bệnh còn gây nhiều tranh cãi bởi vì nó gây ra mãn kinh sớm, có thể có những tác động tiêu cực đến sức khoẻ của bạn, bao gồm tăng nguy cơ loãng xương, bệnh tim và các tình trạng khác.
3. Tự chăm sóc
Ăn tốt, tránh những căng thẳng là cách kích thích toàn bộ sức khoẻ của bạn và đương đầu với bất kỳ loại ung thư nào.
Ăn thức ăn giàu protein có thể giúp xây dựng và sửa chữa những mô trong cơ thể. Những lựa chọn bao gồm trứng, sữa chua, pho-mát làm từ sữa đã loại kem, bơ lạc, thịt gia cầm và cá, đậu xanh, đậu Hà Lan, gạo, ngô hoặc bánh mỳ.